Results 1 to 1 of 1
Hybrid View
-
27-11-2011 09:14 AM #1
Tìm hiểu về định dạng đĩa nhạc SACD vs DVD-A
[size=2.65em]SACD vs DVD-A[/size]
Super Audio CD (SACD) và DVD-Audio (DVD-A) là hai định dạng lưu trữ âm nhạc có chất lượng cao nhất hiện nay và đang cạnh tranh gay gắt với nhau. Định dạng nào sẽ thành công? Người tiêu dùng nên mua loại nào? BàI viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc một số kháI niệm cơ bản về hai loại định dạng trên nhằm giúp bạn lựa chọn đúng loại phù hợp với nhu cầu.
DVD-Audio
Trước tiên, hãy lưu ý rằng có 2 loại định dạng DVD: DVD-Video và DVD-Audio. Những đĩa audio đầu tiên được sản xuất theo định dạng DVD-Video lưu trữ âm thanh không nén, theo chuẩn 24-bit/96 kHz PCM (Pulse Code Modulation). Các hãng Chesky và Classic Records phát hành các chương trình theo định dạng này và gọi chúng là DAD (DVD-Video Audio Disc). Một số chương trình được làm master từ bản ghi âm kỹ thuật số 24/96 PCM, một số chương trình khác được làm từ băng ghi âm analog. Mặc dù những đĩa này hòan toàn có thể chứa hình ảnh video động, nhưng chúng lại chỉ chiếu một ảnh nền tĩnh cho mỗi bàI hát. Các đĩa này phát được trên đa số các đầu DVD thông thường. Chú ý rằng, về chức năng họat động, bạn có thể bỏ đĩa DAD vào bất kỳ đầu DVD thông thường nào, nhấn play và bắt đầu thưởng thức âm nhạc như một đĩa CD bình thường– mặc dù có hình ảnh video trong đĩa nhưng bạn không cần phảI truy cập vào menu đIều khiển. Một loại định dạng khác của DVD là định dạng DVD-Audio chính thức. Đặc trưng cơ bản của nó là khả năng phát âm thanh đa kênh với độ phân giảI cao và các tính năng video nâng cao. DVD-A có thể cung cấp 5.1 kênh âm thanh ở độ phân giảI 24/96 hoặc âm thanh stereo ở độ phân giảI 24/192 hoặc cả 2 loại. Mặc dù khả năng cung cấp âm thanh không nén ở độ phân giảI 24/192 của DVD-A được giới thiệu rất sớm trong quá trình phát triển DVD-A nhằm thu hút giới audiophile nhưng chỉ có đĩa Hotel California của Eagles là có đặc tính này (một số đĩa sampler cũng giới thiệu vàI track âm thanh 24/192 nhưng không phổ biến rộng rãI trên thị trường). Kỹ thuật nén được sử dụng trong DVD-A là kỹ thuật MLP (Meridian Lossless Packing), gọi là “lossless” bởi vì quá trình táI tạo tín hiệu gốc được thực hiện tuần tự từng bit một. Âm thanh được mã hóa trên DVD-A bởi kỹ thuật MLP chỉ có thể phát lại trên những đầu máy có logo DVD-A, biểu thị khả năng giảI mã MLP. DVD-A cũng có thể lưu trữ âm thanh stereo không nén 24/96 PCM trong “vùng video” của đĩa, đIều này giúp cho đĩa tương thích với các đầu DVD-Video thông thường. Các đầu máy DVD-A sẽ hiển thị trên màn hình đIều khiển của máy hay trên màn hình TV cho bạn thấy bản nhạc đang chơi là âm thanh nén MLP “PPCM” (Packed PCM) hay âm thanh không nén “LPCM” (Linear PCM). Các đĩa DVD-A của Chesky hay AIX đều có chứa âm thanh stereo không nén 24/96 PCM, đa số người tiêu dùng có thể thưởng thức âm thanh độ phân giảI cao của những đĩa này qua đầu phát DVD-Video thông thường. Ngược lại, hầu hết các chương trình DVD-A của Warner và các nhãn hiệu khác lại chỉ mang dến cho bạn âm thanh Dolby Digital hay DTS (đôI khi cả hai) tương thích với các đầu phát DVD-Video thông thường - cả Dolby Digital và DTS đều sử dụng kỹ thuật nén lược bỏ bớt thông tin, vì vậy, không thể được coi là định dạng âm thanh digital có độ phân giảI cao. Trong khi hình ảnh và khả năng phát âm thanh đa kênh được xem là thế mạnh của định dạng này, những người nghe nhạc sành điệu cần phảI cân nhắc một đIều: DVD-A đòi hỏi phảI truy cập vào menu điều khiển mới sử dụng được, nghĩa là hệ thống âm thanh của bạn phảI có một màn hình. Đặt một chiếc TV, đặc biệt là loại lớn, hay thậm chí màn hình dùng máy chiếu giữa hai loa chính (100% các hệ thống giảI trí tại nhà đều bố trí theo kiểu này) sẽ ảnh hưởng xấu đến việc táI hiện âm thanh stereo. Với những người có thể bỏ qua nhược đIểm này thì tính đa dụng của định dạng DVD sẽ mang tới cho họ nhiều lợi ích khác: hình ảnh biểu diễn, thư viện ảnh, lời bàI hát, những đoạn đối thoại của các thành viên trong ban nhạc ...
Super Audio CD
SACD là định dạng được phát triển bởi Sony và Philips, sử dụng công nghệ mã hóa số DSD (Direct Stream Digital) với tần số lấy mẫu lên đến 2,8224 Mhz, đáp tuyến tần số tín hiệu mở rộng tới 100kHz (so với 20kHz của CD thông thường). Những người ủng hộ DSD cho rằng công nghệ này là phương thức đạt được chất lượng âm thanh gần với âm thanh analog nhất, kể từ khi CD ra đời. Tương tự như DVD, SACD cũng có hai loại. SACD có thể được làm cho tương thích với chuẩn CD của Sách Đỏ, cho phép chúng có thể phát lại trên những đầu phát CD thông thường, đây là đIểm mạnh của định dạng này. Các nhãn hiệu audiophile nổi tiếng như APO, AudioQuest, Chesky, DMP, FIM, Groove Note, Rounder và Telarc đều sản xuất đĩa theo kiểu này. VàI nhãn hiệu trong số này sử dụng hết dung lượng đĩa với các lớp riêng biệt chứa âm thanh đa kênh và stereo theo định dạng DSD và một lớp riêng cho định dạng CD cũ, số còn lại thì chỉ sản xuất đĩa chứa âm thanh stereo với hai lớp riêng cho DSD và CD. Các đĩa SACD có nhiều lớp dữ liệu được gọi là hybrid SACD: lớp chứa dữ liệu DSD nằm bên dưới sẽ phản xạ tia laser có bước sóng 650nm của đầu đọc SA và cho tia laser bước sóng 780nm của đầu đọc CD thông thường đI qua – tới lớp dữ liệu PCM ở trên. ĐIều đáng ngạc nhiên là mặc dù Sony sẽ thu lợi nhiều nhất khi SACD được phổ biến rộng rãI, nhãn hiệu Columbia của Sony lại là nhãn hiệu duy nhất phát hành loại đĩa không tương thích với các đầu phát CD cũ – gọi là single layer SACD. Tuy SACD không chứa nội dung video nhưng bù lại, bạn có thể đặt đĩa SACD vào đầu phát SA hay đầu phát CD thường (kể cả dàn CD trên xe hơI), nhấn nút play và nghe nhạc ngay lập tức, tất nhiên là với loại hybrid SACD.
Surround hay không surround?
Bạn thường nghe thấy hay đọc thấy rằng âm thanh surround nghe tự nhiên hơn và trung thực hơn âm thanh stereo - tuy nhiên, dường như táI tạo âm thanh tự nhiên và trung thực không phảI là mục đích của 99% số chương trình âm nhạc được phối âm surround. Hầu hết chúng tạo ra âm thanh giống như trong phim hành động của Schawarzenegger. Nhạc cụ và giọng hát thường được nhấn mạnh ở các kênh surround nên nghe rất phô và lộn xộn. Một đIều khác mà bạn thường nghe thấy ở những người bán hàng khi phô diễn dàn âm thanh surround của họ là: “hãy nghe xem, âm thanh nghe hệt như nhau cho dù ông ở bất kỳ vị trí nào trong phòng” – như thể tạo ra thứ âm thanh khuếch tán tầm thường ấy là một thành công. Tất nhiên, cũng có những trường hợp phù hợp với kỹ thuật âm thanh surround. Đối với các chương trình thu trong studio, thường là không dùng kỹ thuật surround bởi vì việc phối âm ở đây không nhằm táI tạo một buổi trình diễn trước khán giả. Nhưng khi thu âm những buổi trình diễn trên sân khấu hay các dàn hợp xướng trong các nhà thờ lớn, có độ vang âm cao thì phối cảnh âm thanh với các nhạc công ở phía trước và tiếng động xung quanh ở các kênh surround là hoàn toàn tự nhiên (sẽ không tự nhiên chút nào nếu phối cảnh âm thanh lại tạo cảm giác người nghe ở trên sân khấu với các nhạc công vây xung quanh). Không có nhạc công nào lại bảo bạn nên ngồi quay lưng lại khi họ trình diễn hay mời bạn lên ngồi giữa ban nhạc. Âm thanh surround chỉ phù hợp để táI tạo những buổi trình diễn trực tiếp với hình ảnh ban nhạc rõ ràng ở phía trước (đIều mà những người nghe có kinh nghiệm đều biết rằng có thể làm được với âm thanh stereo) và thêm cảm giác về không gian biểu diễn từ các kênh surround. Một kinh nghiệm nữa, việc sử dụng loa center trong hệ thống surround sẽ giết chết sự cảm nhận về định hướng âm thanh theo chiều sâu của phối cảnh âm thanh. Mục đích của loa center là giữ cho tiếng đối thoại trong phim luôn phát ra từ hướng màn ảnh, dành cho những hệ thống mà màn hình không đặt giữa 2 loa chính. Nó không hề cần tới trong việc thưởng thức âm nhạc đa kênh, đặc biệt là đối với những người nghe có kinh nghiệm vì họ luôn ngồi đúng vị trí tối ưu khi thưởng thức âm nhạc.
Audiophile shop dịch từ tạp chí THE ABSOLUTE SOUND (số mấy không nhớ)
(đã đăng trên Tạp chí Nghe Nhìn nhưng bị lược bỏ phần lớn nội dung về SACD)
(Nguồn http://www.vnav.vn)
Anh em nào quan tâm nghe thử một vài album được rip từ đĩa SACD:
Norah Jones - Come Away With Me - SACD [DSD] 2.0 (NSS) (2002) [FLAC] (cue/cover)