Results 1 to 1 of 1
Threaded View
-
31-01-2012 08:33 PM #1
Lạc vào thế giới của dân ghiền đĩa than
Băng cát-sét, đĩa CD rồi VCD, HCDC... cứ nối nhau ra đời nhờ những công nghệ mới và càng ngày càng tiện dụng nhưng với những đôi tai sành nhạc thì "chỉ nghe từ đĩa than mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp và sang trọng của âm nhạc"...
Yêu đĩa hơn... vợ!
[/t][img alt=Lac vao the gioi cua dan ghien dia than width=150]http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350772_TanDan2.jpg[/img] Họa sĩ Vũ Dân Tân say mê bên đĩa hát cổ.
[img alt=Lac vao the gioi cua dan ghien dia than width=150]http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350450_QuachDongPhuong2.jpg[/img] Họa sĩ Quách Đông Phương và chiếc máy quay đĩa Project.
Còn ông Tân thì sưu tập được rất nhiều bộ đĩa hay và quý, có khi ông Tân có trong tay hơn một ngàn chiếc đĩa nhựa, than đủ loại, từ loại 33, 45 đến 78 vòng/phút. Nhưng thời gian bị chia sẻ cho thú vui vẽ tranh, chơi piano... và cũng chẳng còn mấy ông bạn "cùng cạ" chia sẻ đam mê này nên cũng không dành hết thời gian cho chiếc đĩa nhựa. Bộ sưu tập của ông Tân chủ yếu là nhạc cổ điển. Mỗi khi có trong tay một chiếc đĩa mới, ông cẩn thận ký tên và ghi ngày tháng ở một góc nhỏ ngoài vỏ. Bây giờ đã có tuổi, không đủ sức khỏe và thời gian đi tìm mua đĩa dù niềm đam mê vẫn còn nguyên vẹn, ông Tân không còn mua nhiều đĩa nhựa như trước. Thêm nữa, nghe lại những bộ đĩa quý có trong tay đã chiếm quá nhiều thời gian của ông. Vợ của ông Tân là một phụ nữ Nga. Có đôi chút khác biệt về văn hóa và cách sống nhưng không khi nào bà cằn nhằn về ông chồng "mê đĩa hơn vợ". Ông Tân vui vẻ nói: "Bà nhà không bao giờ phản ứng về sở thích của tôi cả. Hồi trước tôi có nhiều đĩa, để bừa bộn và tốn diện tích khá nhiều nên hay bị kêu ca, chỉ còn cách hạn chế bớt đĩa thôi. Tôi cho đi khá nhiều đĩa, cũng chỉ còn vài trăm cái".
Thế giới hẹp của đĩa than
[img alt=Lac vao the gioi cua dan ghien dia than height=130]http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350454_000011.jpg[/img] Máy quay đĩa cổ sản xuất năm 1906.
Niềm đam mê đĩa nhựa cũng chiếm hết thời gian và tiền bạc của cậu thanh niên Dân Tân. Những năm 1960-70, đĩa nhựa và đĩa than rất quý hiếm, đã về tay mình thì khó có ai mượn được. "Cũng giống như sách, những người thích có thể đến nghe nhưng tôi không cho mang về nhà". Đĩa đã khó mua lại còn đắt nữa. Hồi đó lương của ông Tân chỉ có 40đồng, ăn mất 15đ rồi còn bao nhiêu chi phí khác. Dù mê sách nhưng nếu có đĩa hay, ông đành ngậm ngùi đặt sách trở lại giá vì tiền mua đĩa và sách tương đương nhau. Một chiếc đĩa của Tiệp có giá 7đồng, đĩa Nga thì bằng 1 nửa tiền (3-3,5đồng), thế là đi đứt 1/6-1/10 tháng lương. Mà đâu phải cứ có tiền là "khuân" đĩa nhựa về được. Mỗi lần cửa hàng duy nhất của Nhà nước chỉ nhập về vài chục chiếc đĩa nhưng quá nửa lại được giữ lại cho người quen. Chưa kịp quen mấy chị bán hàng, không có người "xí phần" nên ông Tân cứ phải "lượn" qua hiệu sách liên tục, bỏ phí 1 cái đĩa hay thì quả là sai lầm lớn. Ông Tân nghe nhạc suốt ngày. Không có điều kiện mua hết những chiếc đĩa gặp ngoài cửa hàng nhưng ông vẫn luôn đuợc nghe những bản nhạc yêu thích vì thường xuyên trao đổi đĩa với bạn bè, những người cùng sở thích với đĩa nhựa.
[img alt=Lac vao the gioi cua dan ghien dia than width=150]http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350464_000036.jpg[/img] Đĩa "Hồ Thiên Nga" 1972.
Có những những người tình cờ đến với âm nhạc như Bình thợ sửa đồng hồ ở Hàng Khay được mệnh danh là Bình "Mê-tan" (Metalica) nhưng lại có tiếng với những bộ đĩa nhựa vô giá. Những năm 1980, mỗi khi mua được một cái đĩa mới, Bình sang ra băng cối để nghe "dã chiến" còn đĩa mới... để dành. Cách làm này được hầu hết dân mê đĩa nhựa ở Hà Nội thực hiện. Đĩa nhựa và đĩa than rất quý và bây giờ thì nó cũng khá hiếm. Đĩa hiếm là vậy nên máy quay đĩa cổ mỗi khi "dở chứng" thì đi tìm đồ thay thế mệt. Khó tìm nhất vẫn là kim tết, bộ phận đọc đĩa. Trong giới chơi đĩa, người ta gọi ngay Khanh béo ở phố Kim Mã để tìm gấp một cái kim tết cổ và hiếm. Khanh béo cũng là người được dân sưu tầm đĩa nhựa ở HN tin tưởng mời đến "định giá" nhiều món đồ âm thanh.
Kỳ công của dân chơi đĩa than