PDA

View Full Version : Lạc vào thế giới của dân ghiền đĩa than



C2D
31-01-2012, 08:33 PM
Băng cát-sét, đĩa CD rồi VCD, HCDC... cứ nối nhau ra đời nhờ những công nghệ mới và càng ngày càng tiện dụng nhưng với những đôi tai sành nhạc thì "chỉ nghe từ đĩa than mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp và sang trọng của âm nhạc"...
Yêu đĩa hơn... vợ!

http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350772_TanDan2.jpg Họa sĩ Vũ Dân Tân say mê bên đĩa hát cổ. [/t] Galary Natasha của họa sĩ Vũ Dân Tân với kiến trúc phảng phất màu sắc HN xưa lọt thỏm trong khu phố du lịch và buôn bán sầm uất trên phố Hàng Bông. Chiếc Grand Piano đặt đối diện với cửa ra vào, căn phòng bé xíu chứa đầy tranh theo trường phái ấn tượng. Bộ bàn ghế cổ xếp ngay ngắn quanh chiếc bàn dùng mâm đồng thay cho mặt gỗ. Tủ đĩa nhựa của ông Tân được đặt ở vị trí khá khuất, phải được chủ nhân chỉ tận nơi mới biết tủ đĩa quý thế nào. Bên trong chiếc tủ cũ kỹ bụi mờ là những chiếc đĩa quý từ những năm 1950-1970 mà ông Tân cẩn thận cất trong túi nilon để tránh bụi và hơi ẩm.<ins><ins></ins></ins> Ông Tân là một trong những "đại gia chơi đĩa than và đĩa nhựa" ở HN với "thâm niên" nửa thế kỷ. Sinh ra trong một gia đình trí thức và khá giả nên ông sớm được tiếp xúc với những chiếc máy quay đĩa và đĩa nhạc nhựa. Chiếc máy quay đĩa đầu tiên hiệu Óp-phê ông có được là do cụ thân sinh mua từ những năm 1950 thuộc dạng cổ nhất ở HN hiện nay. Ông Tân nhớ lại: "Những năm 1950, cả HN chỉ có 1 cửa hàng bán máy quay đĩa (bằng tay) và đĩa nhựa là hiệu sách ngoại văn ở gần Bách hóa tổng hợp trước đây. Do vậy, người ta thường đặt mua trực tiếp từ Pháp. Bố tôi mua cho tôi chiếc máy quay đĩa và một chiếc đĩa than mỗi mặt có 1 bài hát tiếng Pháp để tôi học tiếng". Không biết từ bao giờ ông Tân đã mê chiếc máy quay đĩa, những tiếng lách cách khi chiếc kim chạm vào mặt đĩa và những giai điệu sang trọng của nhạc cổ điển. Bây giờ ông Tân có gần 10 cái máy quay đĩa nhưng chiếc đầu tiên thì đã bị phá hỏng từ lâu bởi cậu bé Tân nghịch ngợm và thích khám phá. Ông Tân cũng là một trong vài người ở Hà Nội có đầy đủ phương tiện để nghe đĩa với bộ sưu tập 5 máy quay đĩa các loại của Tiệp, Nga... và gần 100 chiếc kim sắt đủ để nghe từ giờ đến hết đời.

http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350450_QuachDongPhuong2.jpg Họa sĩ Quách Đông Phương và chiếc máy quay đĩa Project.
Đại diện cho lớp chơi đĩa nhựa trẻ hơn và "tốn kém" hơn ở HN là nghệ sĩ Quách Đông Phương. Bắt đầu chơi đĩa nhựa từ năm 1976 khi đang học lớp 8, đến giờ đĩa nhựa vẫn là niềm say mê vô tận của Quách Đông Phương. Nguồn đĩa của anh phong phú: Tự mua ở nước ngoài, trao đổi với bạn bè hoặc đặt mua ở Hong Kong, Sài Gòn... Hơn 500 chiếc đĩa nhựa của Quách Đông Phương thôi thì đủ loại nhưng chủ yếu vẫn là nhạc Rock. Tháng trước, anh "vớ" được một mớ đĩa nhựa hiếm và mới tại Hong Kong và bỏ ra 10 triệu đồng để đổi lại 100 chiếc đĩa mới. Quách Đông Phương có những bộ đĩa anh rất quý (Beatles, Pink Floyd, Led Zeppelin, bộ đĩa các bài hát kháng chiến chống Mỹ, Quách Thị Hồ hát ca trù từ cuối những năm 1950...).
Còn ông Tân thì sưu tập được rất nhiều bộ đĩa hay và quý, có khi ông Tân có trong tay hơn một ngàn chiếc đĩa nhựa, than đủ loại, từ loại 33, 45 đến 78 vòng/phút. Nhưng thời gian bị chia sẻ cho thú vui vẽ tranh, chơi piano... và cũng chẳng còn mấy ông bạn "cùng cạ" chia sẻ đam mê này nên cũng không dành hết thời gian cho chiếc đĩa nhựa. Bộ sưu tập của ông Tân chủ yếu là nhạc cổ điển. Mỗi khi có trong tay một chiếc đĩa mới, ông cẩn thận ký tên và ghi ngày tháng ở một góc nhỏ ngoài vỏ. Bây giờ đã có tuổi, không đủ sức khỏe và thời gian đi tìm mua đĩa dù niềm đam mê vẫn còn nguyên vẹn, ông Tân không còn mua nhiều đĩa nhựa như trước. Thêm nữa, nghe lại những bộ đĩa quý có trong tay đã chiếm quá nhiều thời gian của ông. Vợ của ông Tân là một phụ nữ Nga. Có đôi chút khác biệt về văn hóa và cách sống nhưng không khi nào bà cằn nhằn về ông chồng "mê đĩa hơn vợ". Ông Tân vui vẻ nói: "Bà nhà không bao giờ phản ứng về sở thích của tôi cả. Hồi trước tôi có nhiều đĩa, để bừa bộn và tốn diện tích khá nhiều nên hay bị kêu ca, chỉ còn cách hạn chế bớt đĩa thôi. Tôi cho đi khá nhiều đĩa, cũng chỉ còn vài trăm cái".
Thế giới hẹp của đĩa than

http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350454_000011.jpg Máy quay đĩa cổ sản xuất năm 1906.
Bước vào phòng làm việc của Quách Đông Phương, tôi đã thực sự bị choáng ngợp với những thiết bị âm thanh "xịn" và đồ sộ lên đến hàng chục ngàn USD. Hiện tại anh chỉ giữ lại 2 chiếc máy quay đĩa anh cho là xuất sắc nhất để dùng. Một chiếc là Progect, chiếc còn lại laf Amiga của hãng AR (Mỹ). Anh vừa mua bộ âm-ly của hãng Western Electric sản xuất năm 1956 với giá hơn 1.000 USD (khoảng 17 triệu đồng). Khi mới tung ra thị trường, bộ âm-ly cổ lỗ này có giá 500.000 USD, lúc đó bằng tiền 10 chiếc xe hơi Cardilac. "tiểu sử" của bộ âm-ly này khá đặc biệt. Ban đầu nó thuộc sở hữu của một ông già mù có 2 con trai làm cho những hãng đĩa nổi tiếng thế giới. Cách đây 6 năm, khi vào Sài Gòn, Quách Đông Phương đã được nhìn thấy bộ âm-ly "hoành tráng" nhưng chỉ dám xin... chụp ảnh về ngắm vì giá cao quá. Rồi gia đình ông già mù mê đĩa nhựa và nhạc cổ điển vì nhiều lý do nên phải bán đi. Lưu lạc thế nào mà lại rơi vào tay ông bạn buôn bán thiết bị âm thanh của Quách Đông Phương. Kết quả là bây giờ anh đã làm chủ được bộ âm-ly vô giá.
Niềm đam mê đĩa nhựa cũng chiếm hết thời gian và tiền bạc của cậu thanh niên Dân Tân. Những năm 1960-70, đĩa nhựa và đĩa than rất quý hiếm, đã về tay mình thì khó có ai mượn được. "Cũng giống như sách, những người thích có thể đến nghe nhưng tôi không cho mang về nhà". Đĩa đã khó mua lại còn đắt nữa. Hồi đó lương của ông Tân chỉ có 40đồng, ăn mất 15đ rồi còn bao nhiêu chi phí khác. Dù mê sách nhưng nếu có đĩa hay, ông đành ngậm ngùi đặt sách trở lại giá vì tiền mua đĩa và sách tương đương nhau. Một chiếc đĩa của Tiệp có giá 7đồng, đĩa Nga thì bằng 1 nửa tiền (3-3,5đồng), thế là đi đứt 1/6-1/10 tháng lương. Mà đâu phải cứ có tiền là "khuân" đĩa nhựa về được. Mỗi lần cửa hàng duy nhất của Nhà nước chỉ nhập về vài chục chiếc đĩa nhưng quá nửa lại được giữ lại cho người quen. Chưa kịp quen mấy chị bán hàng, không có người "xí phần" nên ông Tân cứ phải "lượn" qua hiệu sách liên tục, bỏ phí 1 cái đĩa hay thì quả là sai lầm lớn. Ông Tân nghe nhạc suốt ngày. Không có điều kiện mua hết những chiếc đĩa gặp ngoài cửa hàng nhưng ông vẫn luôn đuợc nghe những bản nhạc yêu thích vì thường xuyên trao đổi đĩa với bạn bè, những người cùng sở thích với đĩa nhựa.

http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350464_000036.jpg Đĩa "Hồ Thiên Nga" 1972. Bị vạ lây từ chiếc đĩa nhựa nhưng nó mang lại cho ông Tân nhiều thứ vô cùng quý giá, mà quan trọng nhất là một tâm hồn. Có ai đó đã từng nói, những người không thể sống thiếu âm nhạc có một trái tim giàu tình cảm và hướng thiện. "Cảm giác mua được một chiếc đĩa mới rất thú vị và khó tả. Tôi nâng niu chiếc đĩa như một vật báu. Có những chiếc kim mới chỉ để dùng cho đĩa mới tinh, nghe xong lại cất đi. Đó cũng là một cái thú. Tôi bị cái bệnh là thích là vừa nghe nhạc, vừa nhìn cái đĩa quay như bị thôi miên. Lúc nghe đĩa cũng là lúc đặc biệt. Chỉ khi thực sự rảnh rang và thư thái mới có tâm trạng nghe đĩa. Cái thói quen cứ sáng ngủ dậy là ra lục đĩa cho vào máy bật nghe như là bị nghiện vậy. Tôi có cảm giác như có sự giao tiếp trực tiếp giữa mình với máy quay. Nghe tiếng lách tách khi chiếc kim va chạm với mặt đĩa đã cũ cũng vô cùng đặc biệt". Mấy năm trở lại đây, sau một thời gian "im hơi lặng tiếng", nhiều người lại trở lại thú chơi đĩa nhựa và đã hình thành phong trào nhỏ. Họ chơi lại đĩa nhựa với những thiết bị đọc rất đắt, dám bỏ 1.400 USD cho chiếc dây loa, một zắc loa cũng lên đến 500 USD.
Có những những người tình cờ đến với âm nhạc như Bình thợ sửa đồng hồ ở Hàng Khay được mệnh danh là Bình "Mê-tan" (Metalica) nhưng lại có tiếng với những bộ đĩa nhựa vô giá. Những năm 1980, mỗi khi mua được một cái đĩa mới, Bình sang ra băng cối để nghe "dã chiến" còn đĩa mới... để dành. Cách làm này được hầu hết dân mê đĩa nhựa ở Hà Nội thực hiện. Đĩa nhựa và đĩa than rất quý và bây giờ thì nó cũng khá hiếm. Đĩa hiếm là vậy nên máy quay đĩa cổ mỗi khi "dở chứng" thì đi tìm đồ thay thế mệt. Khó tìm nhất vẫn là kim tết, bộ phận đọc đĩa. Trong giới chơi đĩa, người ta gọi ngay Khanh béo ở phố Kim Mã để tìm gấp một cái kim tết cổ và hiếm. Khanh béo cũng là người được dân sưu tầm đĩa nhựa ở HN tin tưởng mời đến "định giá" nhiều món đồ âm thanh.
Kỳ công của dân chơi đĩa than

http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350470_000008.jpg Đĩa nhạc đầu tiên sau Kháng chiến chống Pháp có tiếng hát của nghệ nhân Quách Thị Hồ.
[/t][/t] Đĩa nhựa có nhiều loại: LX, Ba Lan, AMIGA (Đức), Rumani, nhưng theo đánh giá của dân sành đĩa nhựa HN thì tốt nhất vẫn là AMIGA. Đĩa nhựa có 3 loại (chia theo tốc độ): 33 vòng/phút; 45v/p (nhựa); 78v/p (đĩa than, đĩa cổ nhất, chỉ chạy cho đĩa quay tay, một đĩa chỉ có một bài). Có những chiếc đĩa nhựa quý không phải vì nó đắt tiền, cổ mà giá trị ở người hát và dàn nhạc. Ngoài bản nhạc đó ra, còn phụ thuộc vào người biểu diễn. Theo những người sành đĩa hát cổ, đĩa nhựa ra đời từ những năm 1920. Ban đầu làm bằng than, sau này làm bằng nhựa cứng nhưng dễ vỡ, tốc độ quay khá nhanh nên âm thanh rất chân thực. Thế hệ thứ ba, đĩa ra đời từ 1948 là loại đĩa ghi âm làm từ nhựa vinyl rất dẻo và bền. Loại đĩa này bền hơn nhưng kim chuẩn phải bằng kim cương, rất đắt nhưng có thể dùng được 1.000 giờ, riêng dân chơi đĩa nhựa VN dùng đến 3.000 giờ. Đĩa có nhiều đẳng cấp, cũng của RCA chẳng hạn nhưng có chiếc 15 USD (khoảng 200.000 đồng), có chiếc 80 USD (1,2 triệu đồng) nhưng chỉ nghe được mỗi mặt 1 bài. Trong các vũ trường, các DJ thường dùng đĩa 1 mặt 1 bài có chất lượng cao. Đĩa đó thường gọi là đĩa nặng và đắt hơn đĩa thường gấp 2 lần. Trung bình 1 chiếc đĩa có chất lượng có giá từ 15-20 USD (200.000-350.000 đồng). Một chiếc đĩa nhựa xịn chỉ nghe quá 20 lần là có tạp âm. Vì vậy, ở các nước phương Tây và nhiều tay chơi đĩa nhựa Việt Nam khi mua đĩa mới về thường sao sang băng cối, băng cát-sét để nghe. Âm thanh của đĩa than và đĩa nhựa rất tốt. Các loại CD và mới đây nhất là đĩa chất lượng cao HCDC hầu hết đều thu từ đĩa than. Có không ít người sau nhiều năm gắn bó và bỏ tiền bạc vào những chiếc đĩa đã không đủ kiên nhẫn để chơi tiếp mà chuyển sang CD. Chơi đĩa nhựa và đĩa than không dễ. Việc bảo quản đĩa tương đối công phu.
Là thú chơi thì bao giờ cũng tốn kém, mất công. Từ cách lau đĩa đến đặt bài như thế nào, hết bài lại phải chuyển, không bấm điều khiển từ xa được. Có những đầu quay đĩa chuyên nghiệp không cho bất cứ sự tự động nào. Thậm chí với máy quay cơ 33 vòng/phút nhưng muốn nghe đĩa 45v/p phải lắp mô tơ 45 riêng vào để nghe. Bảo quản đĩa quan trọng nhất là phải tránh bụi, thường phải bọc ni-lông, mỗi lần nghe phải lau sạch. Dân chơi đĩa nhựa tối kị đặt tay trực tiếp vào mặt đĩa vì dễ gây mòn, xước, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Riêng với ông Tân, ông cẩn thận xếp từng chiếc đĩa vào các ngăn hẹp như xếp sách để tránh làm cong đĩa. Chính vì vậy, nhiều người có nhu cầu mượn đĩa về nhà nghe ông Tân nhất định không cho vì nó rất quý và dễ hư hỏng.
Nghệ sĩ Quách Đông Phương cũng gần như không cho mượn đĩa vì sợ... hỏng. "Thời gian đầu tôi không có đĩa để nghe một phần vì không có tiền, thường xuyên phải đi mượn. Đầu những năm 80 đĩa đắt lắm. Một bộ đĩa Pink Floyd gồm 2 chiếc bằng tiền một chiếc xe đạp Mifa (hơn 1 chỉ vàng) mà ngày xưa nó bằng chiếc xe ga xịn bây giờ. Phải quý lắm mới cho mượn, 1-2 ngày phải trả. Thậm chí, khi nhìn thấy một người cầm đĩa cũng không xong, chạm tay vào rãnh đĩa thì nhất định tôi không cho mượn. Người mượn không có ý thức sử dụng, làm xước 1 vết thôi thì đến lúc cái đĩa đó hỏng, nghe đến đoạn đĩa bị xước lúc nào cũng có tiếng kịch một cái, tiếng mà chúng tôi gọi là tiếng của thời gian. Một năm tôi lôi đĩa ra rửa nước một lần sau đó lau và để khô để mất bớt tiếng lạo sạo vì bụi. Bảo quản máy quay cũng phải rất cẩn thận, một chút sơ xẩy là kim gẫy. Khi đầu cần nặng tì vào đĩa sẽ làm sai tiếng, chỉ những người hiểu về nó mới biết".
Bỏ vàng rồi lại tìm vàng!

http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350476_000016.jpg Đĩa cải lương "Đời Cô Lựu" do nghệ sĩ Phùng Há thể hiện.
Đầu những năm 1970, khi băng từ, rồi cát-sét, dần đến đĩa CD xuất hiện tại Việt Nam cũng là giai đoạn khủng hoảng của đĩa than và đĩa nhựa. Nhiều người đã không ngần ngại quăng những chiếc đĩa to khổ, nặng trịch và tốn diện tích ra đường. "Nhẹ nhàng" hơn thì bán đĩa đồng nát và "tặng" cho hàng bán chim cảnh để lót lồng... Thế là những tay mê đĩa nhựa được một phen "hốt đĩa" nhiều hơn bao giờ hết. Nghệ sĩ Quách Đông Phương thì ra hàng bán chim cảnh "nằn nì" mua lại với giá 1.000đ/chiếc sau đó anh làm bao giấy để đựng những chiếc đĩa bị chủ cũ "ruồng bỏ" không thương tiếc. Còn ông Tân thì bỗng dưng được một người bạn mang đến tặng một "mớ" đĩa. "Đầu những năm 1990, người ta chuyển sang dùng băng cát-sét và CD nên tôi có dịp mua được nhiều đĩa hay và rẻ. Đó cũng là thời gian tôi mua được nhiều đĩa nhựa nhất. Thậm chí, có cô bạn đi đường thấy người ta vứt đĩa đi, cô ấy nhặt mang về cho tôi", ông Tân nhớ lại.
Ngoài chơi đĩa nhựa, Quách Đông Phương còn chơi tượng và đồ cổ... Với anh "chơi cái gì cũng có 1 cái thú và một chút kiến thức và hiểu biết. Chưa khi nào tôi giảm niềm đam mê chơi đĩa nhựa vì không có âm nhạc tôi không chịu được. Nghe đĩa than có một âm thanh rất đặc biệt, bật to đến mấy vẫn có thể nói chuyện với nhau được, âm thanh tự nhiên và nghe không mệt như bật CD. Chơi đĩa nhựa tạo một phong thái rất hay, không thể ăn xổi được". Tuy nhiên, anh vẫn có cảm tình với CD và đã sưu tầm CD với hơn 1.000 chiếc đủ loại từ cổ điển, pop, rock... Với những người mê đĩa nhựa thì CD không đóng vai trò gì trong kho đĩa của họ. Có nhiều ông bạn chỉ vì chiếc CD mà bỏ đĩa nhựa nhưng với ông Tân thì khác. "Thỉnh thoảng tôi mua CD có những bản nhạc mà trong đĩa nhựa không có để bổ sung cho nhau. Thật ra, khi nghe CD, tôi không có cảm giác thích thú như đĩa nhựa và chất lượng không cao lắm".

http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350478_000029.jpg Việc quét bụi trên đĩa cũng cần đến... chổi từ chuyên dụng.
Công phu và tốn kém là vậy nhưng ở HN có không ít dân "nghiền" chơi đĩa nhựa như nghệ sĩ: Lê Thiết Cương, Hoàng Thế Phượng... riêng nhạc sĩ Ngọc Đại với gần 1.000 đĩa cổ. Để có cái nhìn toàn diện hơn về những người sưu tầm đĩa nhựa, chúng tôi đã tìm đến anh Nguyễn Anh Tuấn, chủ cửa hàng Audiophile chuyên bán đĩa gốc và đĩa nhựa vinyl trên đường Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM. Anh Tuấn mở cửa hàng Audiophile cách đây tròn 4 năm. Ban đầu chỉ bán đĩa CD, nhưng do nhu cầu mua đĩa nhựa và đĩa than của một lượng nhỏ dân nghe nhạc và sưu tầm đĩa Sài Gòn nên anh Tuấn quyết định dành một góc cho đĩa nhựa.
Cửa hàng Audiophile lúc nào cũng có khoảng gần 2.000 CD các loại và một phần mười trong số đó là đó là đĩa nhựa. Những đĩa đã xài rồi và luân chuyển trong thị trường có giá chừng 150.000 đồng/chiếc, còn những đĩa mới sản xuất thì lên đến 500.000 đồng/chiếc. Anh Tuấn cho biết: "Có nhiều khách đến tìm đĩa nhựa vì âm thanh của nó rất chất lượng. Tuy nhiên, tôi không thấy mấy người thực sự thích sưu tầm đĩa nhựa vì chơi loại đĩa này rất mất công bảo quản, nghe nhiều lần làm giảm chất lượng đĩa trong khi CD dùng rất tiện lợi và độ bền lớn hơn. Những người chơi đĩa nhựa ngoài sự dư giả về kinh tế, còn có nhiều thời gian và sự hiểu biết. Nhiều người sau một thời gian chơi đĩa nhựa không kham nổi, chuyển từ đĩa nhựa sang CD". Ai nói chỉ có niềm đam mê là đủ?

http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350482_000001.jpg Đĩa 33 vòng/phút. [/t][/t][/t]
http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350488_000022.jpg Kim đĩa. [/t][/t]
http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350494_000039.jpg Tem đĩa của hãng EMI thường được gọi là "Chó ngửi kèn". [/t][/t]
http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350498_Kimtet3.jpg Kim liền loa của đầu quay đĩa cổ. [/t][/t][/t]
http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350508_000015.jpg Tem Victrola của đầu đĩa hát sản xuất năm 1906. [/t][/t]
http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350518_000037.jpg Tem đĩa EMI. [/t][/t]
http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350524_000024.jpg Kim sắt. [/t][/t][/t]
http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350530_000031.jpg Đầu đĩa hát của Đức chuyên để đọc đĩa nhựa. [/t][/t]
http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2004/9/20263410-images350534_000018.jpg Tem đĩa của Hãng Columbia. [/t][/t]
Bích Hạnh
Ảnh: Minh Nguyên
Việt Báo (Theo_VietNamNet)